CÁC NGHI LỄ ĐÁM CƯỚI TẠI VIỆT NAM – LỄ DẠM NGÕ, LỄ ĂN HỎI
Dù ở bất cứ đâu, đám cưới cũng là sự kiện trọng đại bật nhất của đời người. Nhất là đối với một đất nước truyền thống và coi trọng hôn nhân như Việt Nam. Tuy hiện nay, để tiết kiệm chi phí và thời gian, chúng ta đã đơn giản hóa đám cưới bằng cách bỏ bớt các nghi lễ. Song, nếu bạn có mong muốn tổ chức một đám cưới đáng nhớ, đậm chất Việt Nam cho ngày trọng đại của mình, thì hãy cùng Luxury Palace điểm qua các nghi lễ đám cưới tại Việt Nam – lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi ngay sau đây nhé.
Nghi lễ dạm ngõ
Ý nghĩa nghi lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là một nghi lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Đây là buổi gặp gỡ chính thức của hai gia đình nhầm chính thức hóa quan hệ hôn nhân.
Trong buổi lễ, nhà trai sẽ đến nhà gái xin được tìm hiểu nhau kĩ hơn làm tiền đề để tiến đến hôn nhân. Tuy không quá long trọng, nhưng đây là một nghi lễ cần thiết để tránh cảm giác đường đột nhầm tạo nên một khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ khăng khít sau này.
Chuẩn bị nghi lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ không phải nghi lễ quá mức long trọng nhưng ta cũng cần có sự chỉnh chu nhất định. Đối với trang phục, hai bên gia đình cần mặc trang phục lịch sự nhưng cũng không cần quá cầu kỳ. Bạn không nhất thiết phải mặc comple, áo dài,…mà có thể lựa chọn những bộ đồ thoải mái hơn như sơ mi, quần tây,…
Đối với sự chuẩn bị của hai bên gia đình, nhà gái cần vệ sinh nhà cửa sạch đẹp, chuẩn bị trà bánh để tiếp đón nhà trai. Riêng về phần nhà trai cần chuẩn bị lễ vật cho ngày gặp mặt. Lễ vật cho nghi lễ dạm ngõ khá đơn giản, nhà trai chỉ cần chuẩn bị trầu cau hoặc có thêm trà bánh (nếu gia đình có điều kiện) là có thể thực hiện nghi lễ.
Bạn có thể xem thêm: Các nghi lễ đám cưới tại Việt Nam – Lễ Vu Quy
Nghi lễ ăn hỏi
Ý nghĩa nghi lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi là một trong những nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt. Buổi lễ được thực hiện nhầm chính thức thông báo việc hứa gả của hai họ. Sau buổi lễ cặp đôi sẽ được công nhận là vợ chồng chưa cưới. Đồng thời, nghi lễ cũng thể hiện thiện ý và lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ cô gái.
Chuẩn bị nghi lễ ăn hỏi
Nhà trai
Không đơn giản như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi là một nghi lễ truyền thống quan trọng đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chỉnh chu. Nhà trai cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ theo tục lệ cổ truyền như: Trầu, cau, bánh cốm, mứt sen, rượu, chè, thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, heo sữa quay, tiền dẫn cưới. Thông thường, tất cả lễ vật đều phải là số chẵn và được đặt trong tráp được sơn son thiết vàng.
Tùy theo văn hóa vùng miền mà những lễ vật này có sự thay đổi nhất định. Nếu ở Hà Nội, nhà trai thường sử dụng heo sữa quay làm lễ vật, thì ở các tỉnh miền Nam trang sức gồm: nhẫn, bông tai, dây chuyền là không thể thiếu khi chuẩn bị lễ vật mang đến nhà gái.
Nhà gái
Lễ ăn hỏi tuy là một lễ trọng nhưng nhà gái cũng không cần quá cầu kỳ. Nhà gái có thể chuẩn bị tiệc trà đón tiếp nhà trai để cùng bàn chuyện đám cưới sau này. Hiện nay, với các gia đình nhà gái có điều kiện thay vì tiệc trà họ thường tổ chức tiệc mặn để đón tiếp nhà trai nhằm tăng sự gắn bó giữa hai bên gia đình
Chuẩn bị trang phục và đội bê tráp
Về trang phục, trong lễ ăn hỏi cô dâu sẽ mặc áo dài truyền thống nhằm thể hiện nét đẹp của người phụ nữ Việt. Còn chú rể sẽ mặt áo dài đôi với cô dâu hoặc suit cùng caravat để thể hiện sự lịch thiệp và trưởng thành của mình.
Ngoài ra, nhà trai và nhà gái đều cần chuẩn bị đội hình bê tráp tương đương với số quả nhà trai đưa sang. Đội hình bê và nhận tráp cần ăn mặc chỉnh chu với áo dài đỏ truyền thống hoặc áo dài cách tân.
Nghi thức ăn hỏi
Trước lễ
Nhà trai di chuyển đến nhà gái bằng nhiều phương tiện khác nhau như: Xe hơi, xe máy, xích lô, moto, đi bộ…. Tuy nhiên, khi đến cách nhà gái 100m, đoàn ăn hỏi phải dừng lại, sắp xếp hàng ngũ thật chỉnh chu để thể hiện sự tôn trọng với nhà gái. Đồng thời, việc này cũng thể hiện một hình thái văn hóa truyền thống tươi đẹp của người Việt ta.
Trong lễ
Khi đến nơi, nhà gái sẽ có đội bê tráp nhận lấy lễ từ nhà trai và đặt một phần lên bàn thờ tổ tiên. Trong suốt quá trình này, cô dâu phải ngồi trong phòng cho đến khi chú rể hoặc bố mẹ vào rước ra. Tiếp đó, cặp đôi sẽ thắp hương ra mắt ông bà tổ tiên và rót trà đi bàn mời khách.
Sau lễ
Cuối lễ ăn hỏi, các lễ vật ăn hỏi sẽ được chia cho họ hàng người thân và chuyển lại cho gia đình nhà trai một ít (lại quả).
Một số điều cần lưu ý khi chia quả là:
- Đối với cau thì phải xé không được dùng dao cắt.
- Bánh trái,chè,… đều phải chia theo số chẵn nhưng kiêng chia hai quả mà phải từ bốn trở lên.
- Nhà trai khi nhận lại tráp mang về phải để ngửa không được úp lại.
Trên đây là các nghi lễ đám cưới tại Việt Nam – lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi. Luxury Palace hy vọng bài viết có ích với bạn. Luxury Palace luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn tạo nên một buổi tiệc tuyệt vời và ý nghĩa nhất.